Danh mục sản phẩm
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline: 083 960 7531
Kinh Doanh 1: 0918 425 831
Kinh Doanh 2: 0918 425 821
Hotline: 083 960 7531
Kinh Doanh 1: 0918 425 831
Kinh Doanh 2: 0918 425 821
Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump đã tỏ ý chống lại Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vì lo ngại về công ăn việc làm của công dân Mỹ sẽ bị ảnh hưởng do nền công nghiệp trong nước sẽ bị cạnh tranh bởi hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong TPP.
Có thể giao dịch thương mại giữa các nước Châu Á với Hoa Kỳ trong thời gian tới có những thay đổi nằm ngoài mong muốn. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó chủ lực là hàng dệt may và da giày Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể bị tác động mạnh
Từ năm 2002, khi hàng hóa Việt Nam không bị Hoa Kỳ đánh thuế phân biệt đối xử (nhờ hiệu lực của BTA (Hiệp định Thương mại song phương), hàng dệt may Việt Nam đã xuất khẩu vào Hoa Kỳ với số lượng đáng kể nhờ vào chất lượng cũng như giá cả hợp lý.
Năm 2002, kim ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt 957 triệu USD so với khoảng dưới 50 triệu USD/năm của nhiều năm trước đó.
Năm 2003, kim ngạch này tiếp tục tăng lên đến 1,9 tỷ USD và Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã yêu cầu Việt Nam đàm phán Hiệp định Dệt May với cơ chế hạn ngạch để bắt đầu hạn chế mức nhập khẩu vào Việt Nam. Cuộc chiến đấu đàm phán hạn ngạch giữa Bộ Thương mại hai nước hết sức cam go với sự tham gia hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp cũng như của giới chính hai nước.
Năm 2004, hai nước ký kết Hiệp định Dệt May với mức hạn ngạch đặt ra cho gần 100 mã hàng dệt may (Cagt) mà Việt Nam có thế mạnh sản xuất. Từ năm 2004 – 2006, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ bình quân chỉ 7,5%/năm do bị hạn chế bởi hạn ngạch.
Vào tháng 6/2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hàng dệt may Việt Nam được hưởng mức thuế MFN và được bãi bỏ hạn ngạch khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ như những nước thành viên WTO khác.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ cuối năm 2008 đã đạt 5,5 tỷ USD.
Ngay sau đó, Chính phủ Hoa Kỳ lại đơn phương áp đặt chế độ giám sát bán phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam.
Chế độ Giám sát này đã gây tâm lý lo lắng từ cá nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và đã làm tốc độ nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm 2009 giảm xuống 9,6% so với các năm trước.
Sau 02 năm áp dụng, chế độ này bị nhiều phản đối từ phía các Hiệp hội Nhập khẩu và Hiệp hội Bán lẻ của Hoa Kỳ cũng như từ phía Việt Nam, nên đã bị Hoa Kỳ bãi bỏ.
Từ năm 2010 trở đi, hàng dệt may Việt Nam mới thực sự được đối xử bình đẳng khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ như những nước trong WTO khác và nhờ đó đã đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm khoảng 10%.
Năm 2015, kinh ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã đạt khoảng 11 tỷ USD, chiếm khoảng 8,7% thị phần nhập khẩu dệt may vào Hoa Kỳ. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc (với kim ngạch 50,6 tỷ USD, thị phần khoảng 40%).
Từ năm 2013, cùng với tiến trình đàm phán TPP, dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vào dệt may nói riêng đã có sự tăng trưởng đáng kể. Trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may đã đạt 6,3 tỷ USD, bằng 80% của cả 14 năm trước đó.
Nhiều nhà sản xuất dệt lớn từ Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… đã đưa dự án sản xuất vải, sợi vào Việt Nam.
Thế nhưng không khí phấn khởi đó hiện đã trở nên nguội lạnh khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 với sự đắc của ông Donald Trump và ngày 19/12/2016, các đại cử tri đoàn của Mỹ đã xác nhận chiến thắng của ông Donald Trump là Tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Do đó, triển vọng phát triển của dệt may Việt Nam sẽ như thế nào trong thời gian tới khi mà thị trường Hoa Kỳ đang chiếm tỷ trọng trên 40% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành này?
Thật ra vẫn hãy còn sớm để có thể nhận định rõ ràng về đối sách ngoại thương của Hoa Kỳ trong thời gian tới. Vẫn có niềm tin rằng Hoa Kỳ sẽ không dễ dàng đánh mất vai trò đầu tàu về nhiều mặt của mình đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương quan trọng này.
Đặc biệt, nên nhớ tân Tổng thống đắc cử Donald Trump là một nhà kinh doanh lão luyện và là một nhà thương thuyết giỏi. Những gì mà ông Trump tuyên bố có thể bắt đầu cho những thương thuyết mới.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam cũng cần rà soát lại chiến lược phát triển của mình trên cơ sở phù hợp với những biến động của thị trường trong thời gian tới.
Trên tinh thần này khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ có thể nằm 1 trong 3 khả năng dưới đây:
Khả năng Một vẫn còn TPP, nhưng thời gian và nội hàm của nó sẽ được điều chỉnh thay đổi theo hướng tăng điều kiện hội nhập khu vực so với thời những gì đã kỳ kết. Triển vọng lợi ích từ TPP mang đến cho ngành dệt may Việt Nam sẽ giảm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ sẽ giảm ít nhất 50% so với những gì đã được tính toán trước đây khi có TPP.
Khả năng Hai là không có TPP và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn còn tuân thủ theo luật WTO như hiện nay. Trong trường hợp này, tăng trưởng xuất khẩu sẽ lệ thuộc vào tình hình kinh tế Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Trong 5 năm gần đây, kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng bình quân khoảng 2,5%/năm, tỷ lệ thất nghiệp mỗi năm đều giảm và năm 2016 đạt 4,9% là tỷ lệ thấp nhất trong 10 năm qua.
Chỉ số tiêu thụ hàng dệt may tại thị trường Hoa Kỳ có tăng trưởng bình quân khoảng 5%/năm. Trong điều kiện đó, tỷ lệ tăng trưởng hằng năm hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ là khoảng 7-10%.
Nền kinh tế của Hoa Kỳ sẽ như thế nào dưới sự điều hành của chính quyền Trump? Với ẩn số này thì cũng chưa thể xác định mức tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng này có bằng được những gì đã đạt được trong 5 năm vừa qua.
Khả năng Ba là không có TPP và Chính quyền Trump áp đặt chế độ giám sát và áp thuế chống bán phá giá trên hàng dệt may nhập khẩu từ các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Trong điều kiện này chắc chắn xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ chẳng những không có tăng trưởng mà còn bị suy giảm như thời kỳ 2008-2009 khi bị phía Hoa Kỳ áp dụng chế độ giám sát.
Cả 3 khả năng trên còn là bất định và khả năng xảy ra lớn nhất thì lại phụ thuộc vào phía Hoa Kỳ và cả phía các đối tác của Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, với sự thận trọng, chúng ta nên chọn chiến lược “bi quan trên các bất định” để xây dựng phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
* Tác giả nguyên là Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam
* Đăng Ký Nhận Tin